Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TỪ XA

Trang Tử dạy: “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cẩu kỳ, hít thở thâm sâu”. Danh y Hoa Đà dặn: “Nước giữa dòng mà không thối là vì chảy luôn... Con người muốn cho mạnh mẽ phải năng vận động”. Y như là người xưa hướng dẫn chúng ta cách sống tốt và phòng tránh ung thư.
 
Phòng Tránh Ung Thư Từ XaĂn không lành, tập không đều, ngủ không đủ
Bụng làm dạ chịu: Ung thư và nhiều bệnh dính líu tới nếp sống. Có số liệu tin cậy từ Hoa Kỳ (2010). Đại dịch lố cân và béo phì ở 72% đàn ông và 64% phụ nữ chủ yếu do ăn không lành và thiếu vận động. Béo phì kéo theo huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường và ung thư. Khoảng 41% dân số Mỹ sẽ được định bệnh ung thư trong suốt cuộc đời.
 
Rượu quá đà: Những người nghiện rượu có nguy cơ gia tăng các loại ung thư miệng, họng thực quản và gan....Nếu bạn thích uống rượu (bia, vang hoặc rượu mạnh) nên uống có điều độ.
 
Giấc ngủ và ung thư: Ngủ đủ giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm tăng 50% nguy cơ bị bệnh pôlýp ruột già so với ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.
 
Giữ cân cho tốt, vận động mỗi ngày
Vận động vừa phải như là bách bộ, đạp xe, làm vườn, chăm sóc nhà cửa, kèm với hít thở sâu đầy. Tập luyện cật lực vận dụng cơ bắp giúp tim đập nhanh hơn, thở hít mau hơn sâu hơn, ra nhiều mồ hôi. Không cần cầu kỳ mà phải tập đêu mỗi ngày, ít nhất nửa giờ. Tránh ngồi ý, nằm dài xem TV hay chơi game.

XEM THÊM VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TỪ XA

BỆNH UNG THƯ - Phát hiện sớm TRỊ LÀNH

BỆNH UNG THƯ - "Phát hiện sớm thì trời kêu cũng không dạ!"

“Đi nhiều như vậy thì làm sao còn thời gian để Giáo sư viết sách?” - tôi hỏi. “Trước nay tôi vẫn thường viết báo, soạn sách chuyên khoa mà. Nay viết báo, ra sách cho công chúng nén bà con nghĩ là hăng say. Thật ra nhờ nghỉ hưu nên không nhức đầu và rành hơn. Vào trường y xấp xỉ nửa thế kỷ,giảng dạy khoảng 40 năm, luôn cố gắng bắt nhịp các thành tựu khoa học về con người. Bảo chí, ti-vi và sách vở cho tôi thực hiện ước mơ ấp ủ: "Chia sẻ với bè bạn tri giao xa gần điều kỳ diệu của sự sống và những tiến bộ của y học.

Tôi thường ví mình như một người từ lâu luôn xách cặp, mang ống nghe và cầm cục phấn. Xách cặp hồ sơ của người quản lý bận bịu, ống nghe của tháy thuốc, cục phấn của tháy giáo trường y. 10 năm phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Bình Dân, máy chục năm xây dựng Trung tâm Ung bướu (sau này là Bệnh viện Ung bướu Thành phó Hổ Chí Minh), nghỉ hưu từ nám 2007, bỏ cái cặp xuống rổi nhẹ ơi là nhẹ. Bây giờ còn lại ống nghe và cục phấn lại thêm cây viết Mấy thứ này hợp với nhau lắm. Tôi vẫn lên lớp cho sinh viên, tham gia đào tạo bác sĩ chuyên khoa, hướng dẫn nghiên cứu sinh, chủ trì các hội nghị trong cả nước. Vui thú điền viên mà. Nhà báo nói khi nghề nghiệp đã chín. Tôi thích ý này. Nghề đã chín thì cảng phải truyền đạt. Thầy tôi, GS. cứu sinh, chủ trì các hội nghị trong cả nước. Vui thú điển viên mà. Nhà báo nói khi nghề nghiệp đã chín. Tôi thích ý này. Nghề đã chín thì càng phải truyền đạt. Thầy tôi, GS. Phạm Biểu Tâm căn dặn: “Hãy nhìn logo của Từ điển Petit Larousse, cô gái trẻ mang gùi, tay gieo hạt trước gió. Là thầy thuốc lại vừa là thầy giáo thì càng phải gieo những hạt mầm để kiến thức ngày càng lan tỏa, bay xa...”
Giáo sư hỏi tôi: “Nhà báo có biết câu “ung thư biết sớm trị lành”? Ví dụ như ung thư vú mà được phát hiện khi còn nhỏ, trong giai đoạn 1 thôi thì hơn 90% chữa trị tốt, có khi không phải cắt bỏ tuyến vú, có khi phải buộc cắt bỏ nhưng tái tạo lại được nên khi phụ nữ tỉnh lại sau phẫu thuật thấy Ung thư Biết sớm mình vẫn lành lặn. Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện từ giai đoạn 1 hoặc thậm chí giai đoạn 2 có thể trị được đến 80 -90%. Còn nhiều kết quả tốt khác.”
Ông nói có nhiều người hỏi những câu hỏi bi quan khiến ông có việc để viết hoài, lên ti-vi trả lời hoài. “Rất nhiều người bị ung thư đã chữa khỏi ở Bệnh viện Ung bướu, chỉ có điều họ ái ngại không chịu ra mặt trên báo chí hay truyền hình thôi. Tóm lại, bây giờ chẩn đoán sớm, máy móc hiện đại, thuốc tốt, bác sĩ có tay nghe' cao, nếu người bệnh quyết tâm điểu trị thì ung thư sẽ “biết sớm trị lành”. Còn lâu nay vẫn tưởng nan y là vì sao? Là vì ‘nếu mà biết trễ thì dễ thành nan y”.
Rồi ông trầm ngâm: Nhiều người cứ nghĩ bị ung thư là “trời kêu ai nấy dạ” rổi buông xuôi, chạy thấy chạy thuốc dân gian cho đã đến lúc chịu không thấu mới đến bệnh viện thì thấy thuốc vất vả lắm. “Đâu phải trời kêu, dạ làm chi”. Ung thư biết sớm trị lành mà. Có thể rà tìm biết sớm các ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, miệng, da và tuyến giáp qua thám khám sức khỏe định kỳ. Phải lưu ý một số triệu chứng báo động khi bệnh mới chớm. Người bệnh phải quyết tâm và kiên trì điều trị chuẩn mực thì “trời kêu cũng không dạ”.

TÂM SỰ CỦA BÁC SĨ UNG THƯ

Các đồng nghiệp thân quen thường chế giễu tôi: “Chuyển bệnh cho các anh là coi như tiêu luôn”. Tôi chỉ cười trừ nhưng vẫn bực trong bụng. Chuyện đâu có đơn giản như vậy... Nhưng nỗi bực mình qua đi rất mau khi tôi nghĩ tới thằng Th.
 
Cứ ba bốn tháng tôi lại được giỡn với thằng Th. nay đã lớn bộn rồi. Tôi theo dõi định kỳ cho cháu từ ba bốn năm nay. Mặt hồng lên, hai má phúng phình thấy là muốn hôn. Cháu Th. là con đẩu lòng và chưa có đứa em nào. Ba má cháu khoảng 27 tuổi. Mỗi lần nựng nịu nó xong thì má nó hỏi: “Tốt hả Bác sĩ?” Nghe tôi trả lời, hai vợ chồng mặt mày sáng rỡ.
 
Cháu bị bướu Wilms đã được mổ khi cháu được 3 tuổi. Đến nay cháu có cơ sẽ khỏi bệnh luôn. Mình là thầy thuốc, mình cũng đã làm cha làm mẹ, nên những lúc này thấy ấm lòng.
 
Những khi khám lại cho thằng Th. thì lại nhớ đến bé H. mà lòng trĩu nặng. H. được hai tuổi, cũng bị loại bệnh giống Th. nhưng nặng hơn nhiều. Sáu tháng sau khi mổ thì bệnh tái phát, bốn tháng trời nằm bệnh viện, cha mẹ cháu phải thay phiên chăm nuôi. "Nhà xa quá, ở Long Khánh mà tuốt trong rẫy lận, nghe cháu rên mà đau đứt ruột, đứt gan, Bác sĩ ơi!”. Tôi làm sao quên được hình ảnh đau buồn khi cặp vợ chổng từ giã xin bồng cháu về vì bệnh trở nặng quá. Bên cạnh niềm vui, người thầỵ thuốc chuyên khoa ung bướu phải chịu đựng và chia sẻ không ít tình huống bất lực và bi đát.
 
Tôi nhớ gặp bao lần rồi cảnh con cháu quây quẩn bên giường một ông cụ bị ung thư phổi:“Thôi tao già rồi, sống đủ rồi, chết cũng được, không mổ gì chi hết”. Nhưng ông cụ khác thì không chịu bỏ cuộc, vỗ vai tôi, nài nỉ: “Ráng nha Bác sĩ, cho tôi sống vài năm với cháu nội”.
 
Làm sao quên được một chị khoảng bốn mươi tuổi, nước mắt giàn giụa nói: “Bác sĩ cứu tôi, mổ giùm tôi, xạ trị nữa”. Trước đó ba tháng, chị thấy trong vú “có một cục không đau gì, chỉ hơi cấn cấn, rờ thấy chạy qua chạy lại”. Chúng tôi hội chẩn và mới nghi ngờ là ung thư và chuẩn bị “cắt lạnh”. Chị trốn viện, về theo "một ông" thầy giặt thuốc và chích lấy cùi. Ồng bảo đảm chắc chắn hết. Cái này mà nghi ung thư gì, mấy cái ông bác sĩ đó! Khi chị trở lại khám thì bê' ngoài vẫn bình thường, đi đứng khỏe mạnh, nhưng vú to gấp rưỡi, lở loét, có mùi hôi thúi. Dĩ nhiên rất cố gắng lo cho chị, nhưng về chuyên khoa thì chỉ còn điều trị vớt vát thôi. Chị chết sáu tháng sau vì di căn phổi...
Xem thêm tại : http://sotayyhoc.com/tin-tuc-y-hoc/doi-dong-tam-su-cua-thay-thuoc-ung-buou.html